Đừng từ bỏ hy vọng khi mắc bệnh ung thư
Theo PhoneArena, một báo cáo mới đây từ công ty an ninh mạng Kaspersky đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một làn sóng tấn công độc hại nguy hiểm nhắm vào thông tin tài chính cá nhân. Theo đó, có tới 26 triệu thiết bị trên toàn cầu đã bị nhiễm mã độc chuyên đánh cắp dữ liệu thẻ ngân hàng, bao gồm cả mật khẩu và các thông tin nhạy cảm khác.Loại phần mềm độc hại này được phân loại là 'infostealer' và hoạt động đúng như tên gọi của nó. Chúng xâm nhập vào thiết bị của người dùng, bí mật thu thập dữ liệu quan trọng như số thẻ ngân hàng, thông tin đăng nhập và các thông tin cá nhân khác. Kaspersky ước tính rằng chỉ riêng trong năm 2023 và 2024, đã có 25 triệu người dùng trở thành mục tiêu của loại tấn công này.Đáng lo ngại hơn, báo cáo cho thấy cứ 14 thiết bị bị nhiễm 'infostealer' thì có 1 thiết bị bị đánh cắp dữ liệu thẻ ngân hàng. Trong giai đoạn 2023 - 2024, ước tính có khoảng 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên các diễn đàn tin tặc.Mối đe dọa từ infostealer không chỉ giới hạn ở việc đánh cắp số thẻ. Chúng còn nhắm đến các dữ liệu quan trọng giúp xác minh danh tính người dùng như mật khẩu, cookie trình duyệt và các thông tin tương tự. Những dữ liệu này sau đó được rao bán trên web đen, gây ra những hậu quả khôn lường cho người dùng.Infostealer thường được ngụy trang dưới dạng các phần mềm hợp pháp, chẳng hạn như các phần mềm gian lận trong game, phần mềm bẻ khóa, hoặc các ứng dụng hấp dẫn khác. Người dùng vô tình tải về và cài đặt, vô hình trung mở đường cho phần mềm độc hại xâm nhập vào thiết bị.Ngoài ra, infostealer còn lây lan qua các hình thức lừa đảo trực tuyến (phishing) như email giả mạo, tin nhắn chứa liên kết độc hại, hoặc các trang web bị nhiễm. Báo cáo của Kaspersky chỉ ra một số 'gương mặt' nổi bật trong số các loại infostealer:Báo cáo này một lần nữa mang đến lời cảnh tỉnh về tình trạng tấn công mạng ngày càng trở nên tinh vi và nguy hiểm. Đồng thời, việc nâng cao cảnh giác và chủ động bảo vệ thông tin cá nhân là vô cùng cần thiết để tránh trở thành nạn nhân của tội phạm mạng.Giá vàng hôm nay 18.5.2024: Bất ngờ tăng sốc
Có một số cách tự nhiên để thúc đẩy ham muốn tình dục
Thâm mụn dễ điều trị hay khó?
Ngày 13.3, UBND H.Kon Rẫy cho biết đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Minh Đạt (35 tuổi, ở Bình Thuận), chủ điểm du lịch View siêu chill trên đèo Măng Đen (thuộc TT.Đăk Rve, H.Kon Rẫy).Cụ thể, ông Đạt bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: xây dựng 8 hạng mục, công trình (gồm: nhà sàn, nhà bán hàng, nhà vệ sinh, hàng rào…) trên đất trồng cây lâu năm với diện tích 1.200 m2 để kinh doanh là sử dụng đất sai mục đích; sử dụng thửa đất tại khoảnh 4, lô 16, tiểu khu 520, thuộc thôn 4, TT.Đăk Rve nhưng chưa kê khai, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định.Tổng số tiền phạt đối với 2 hành vi nêu trên là 31,5 triệu đồng. Đồng thời, UBND H.Kon Rẫy cũng buộc ông Nguyễn Minh Đạt khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc thực hiện đăng ký đất đai theo quy định.Như Thanh Niên đã đưa tin, điểm du lịch View siêu chill nằm trên đỉnh đèo Măng Đen có nhiều vi phạm và nhiều lần bị chính quyền địa phương kiểm tra, lập biên bản vi phạm khi kinh doanh, buôn bán trên đất nông nghiệp là sử dụng đất sai mục đích; tự ý đấu nối với QL24 khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép.Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra yêu cầu chủ đầu tư dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu.Sau khi Báo Thanh Niên phản ánh, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan kiểm tra, đề xuất các phương án xử lý theo đúng quy định, báo cáo kết quả trước ngày 17.3 để UBND tỉnh biết, chỉ đạo.
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền.
Xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu 5 vững mạnh toàn diện
Tờ The Straits Times ngày 5.1 đưa tin nhiều thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, từ Canon đến Meiji, đang cảnh báo người tiêu dùng trong và ngoài nước cần cảnh giác về hàng giả, giữa tình trạng gia tăng hàng giả mạo được quảng cáo trên mạng xã hội hoặc các nền tảng thương mại điện tử lớn.Những mặt hàng này thường được quảng bá thông qua các quảng cáo giả mạo trên mạng xã hội, chào hàng với mức giá quá hời hoặc các đợt giảm giá có thời hạn, kèm đường dẫn đến một trang web giả mạo khi người mua nhấp vào. Ngoài ra, một số thương gia đã lợi dụng sự kiểm tra lỏng lẻo của các nền tảng thương mại điện tử để bán hàng giả.Các công ty cho biết nếu mức giá tỏ ra quá tốt thì có thể là hàng giả, với nhiều cảnh báo về những rủi ro sức khỏe khi sử dụng hoặc tiêu thụ các sản phẩm giả.Hàng giả vốn là một vấn đề tồn tại lâu nay, nhưng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Vấn đề này lan rộng đến mức hàng giả Nhật đã xuất hiện ở nhiều thị trường khác ở châu Á.Omron, nhà sản xuất thiết bị theo dõi sức khỏe như máy đo huyết áp, là một trong những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Công ty này đã bị nêu tên, cùng với thương hiệu tai nghe Ambie, trong một thông tư vào tháng 8.2024 của Cơ quan Bảo vệ Người tiêu dùng Nhật Bản, sau một loạt khiếu nại từ những người tiêu dùng trong nước đã vô tình mua phải hàng giả.Những người tiêu dùng này đã mua phải hàng giả với mức giảm giá cực lớn, bị lừa bởi việc sử dụng logo thương hiệu chính thức để tin rằng sản phẩm là hàng chính hãng. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã mua hàng từ các trang web không liên kết với Omron.Một phát ngôn viên của Omron cho biết hàng giả cũng xuất hiện ở nước ngoài và công ty nhận được khoảng 150 khiếu nại hằng tháng, trong đó thị trường Philippines bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực. "Mỗi máy đo huyết áp thật của Omron bán trên các trang thương mại điện tử ở Philippines tương ứng với 1,23 máy giả được bán. Điều này có nghĩa là hàng giả còn nhiều hơn hàng thật", theo phát ngôn viên trên. Phát ngôn viên này cho biết nhiều thị trường khác ở Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng.Vào tháng 9.2024, nhà sản xuất đồ dùng gia đình Lixil tuyên chiến với hàng giả là các máy lọc nước, khi tuyên bố sẽ kiện bất cứ bên nào vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều này diễn ra sau nhiều lần cảnh báo không ngăn chặn được tình trạng hàng giả tràn lan. Theo như Lixil tuyên bố, hàng giả "không chỉ phản bội kỳ vọng và lòng tin của khách hàng vào sản phẩm mà còn có khả năng gây mất an toàn".Canon đã có hành động pháp lý tại Mỹ khi đệ đơn kiện vi phạm nhãn hiệu tại Washington vào ngày 3.12.2024 đối với 18 nhà bán lẻ bị cáo buộc bán hộp mực máy in giả thương hiệu Canon.Nhà sản xuất dụng cụ thể thao Yonex cho biết cách hàng giả ngày càng tinh vi và "khó phân biệt với hàng chính hãng chỉ qua vẻ bề ngoài"."Nhưng chúng không chỉ khác về thông số kỹ thuật và hiệu suất so với hàng chính hãng mà còn kém hơn về chất lượng và độ an toàn, gây ra nguy cơ thương tích hoặc tai nạn", Yonex cho biết trong một lời khuyên dành cho người tiêu dùng, đồng thời nói thêm rằng họ khuyến nghị nên mua hàng từ các nhà bán lẻ đáng tin cậy.Meiji, công ty cung cấp nhiều loại sản phẩm từ sữa, bánh kẹo và các sản phẩm khác, cho biết vào tháng 9.2024 rằng họ đang tăng cường nỗ lực bảo vệ nhãn hiệu của công ty đối với món sô cô la nổi tiếng Kinoko no Yama, được làm theo hình dạng những cây nấm nhỏ và có bán ở nước ngoài."Nếu không thực hiện các quyền lợi, chúng tôi sẽ không thể duy trì giá trị thương hiệu của mình", một đại diện của Meiji cho biết.Khi mọi biện pháp trên đều thất bại, chính quyền hy vọng người tiêu dùng cảnh giác hơn. "Những kẻ làm hàng giả không có đạo đức. Nếu nghĩ rằng có thể kiếm được tiền, họ sẽ không ngần ngại bán thông tin cá nhân quan trọng của bạn. Tên, địa chỉ, số điện thoại và số thẻ của bạn có thể bị sử dụng sai mục đích", Văn phòng Sáng chế Nhật Bản cảnh báo.